Trong cuốn “Les 40.000 heures - Inventaire de l'avenir”, Jean Fourastier, nhà kinh tế học và xã hội học nổi danh của Pháp, tiên đoán rằng tới cuối thế kỷ này, ít nhất là tại các nước kỹ nghệ phát triển mạnh, con người trung bình thọ được 80 tuổi, nghĩa là 700.000 giờ, mà chỉ phải làm việc để kiếm ăn độ 40.000 giờ thôi, vì lúc đó, nhờ những tiến bộ về kỹ thuật, số giờ làm việc mỗi tuần rút xuống còn 30, mỗi năm làm việc 40 tuần, và làm việc độ 33 năm (tới tuổi 65) thì về hưu.
Lời tiên đoán của ông có thể tin được lắm, mới cuối thế kỷ trước, thợ thuyền Châu Âu còn phải làm việc 10-12 giờ một ngày, 6 ngày một tuần và 52 tuần một năm, thì bây giờ họ chỉ còn làm 40 hay 45 giờ một tuần và 50 tuần một năm; sau này nhất định số giờ làm việc sẽ rút xuống nữa, nên nhiều nhà bác học đã mừng rằng nhờ máy móc nhân loại sắp đặt được nền “văn minh nhàn rỗi”, “nền văn minh hưởng thụ”, nhưng rồi lại lo không biết nhân loại sẽ làm cách nào tiêu cho hết số thì giờ nhàn rỗi đó để khỏi “nhàn cư vi bất thiện”.
Họ lý luận rất chặt chẽ, đưa ra đủ các thống kê, tôi không thể bác vào đâu được, nhưng nhìn xã hội hiện tại, tôi thấy kỹ thuật càng tiến bộ bao nhiêu, đời người đã chẳng được nhàn rỗi mà càng bận rộn bấy nhiêu, ai cũng phàn nàn rằng chẳng có một phút nào rảnh cả. Trước thế chiến vừa rồi, đời sống của chúng ta ung dung, bây giờ đã hóa ra vất vả, mà ở Paris, Newyork, hay Tokyo, thiên hạ còn vội vàng, chạy đua với đồng hồ gấp mấy chúng ta nữa. Vậy thì cái việc lo sẽ “nhàn cư vi bất thiện” chưa gấp bằng cái việc tính toán, thu xếp sao cho mỗi ngày có được một vài giờ rảnh để nghỉ ngơi hoặc làm những việc mình thích.
Số giờ cho mình hưởng mỗi ngày đã nhất định là 24, không thể nào kéo dài ra được hay mua thêm được; muốn được chút giờ rảnh thì ngoài giải pháp giản dị hóa lối sống chỉ còn có cách khéo tổ chức để làm cho mau xong-mà vẫn có kết quả, những việc không thể không làm được. Vì vậy...
Tải về:
0 Komentar